Configure DHCP Failover Windows Server 2022




View Post: 383 người truy cập bài viết
Tags :

DHCP Failover trong Windows Server 2022 là tính năng mới cho phép  xây dựng trong hệ thống mạng doanh nghiệp có 02 DHCP Server trở lên cùng hoạt động chung dịch vụ DHCP trên nền tảng Windows Server 2022 với mục đích gia tăng độ sẵn sàng (High Availability) và phục vụ công tác cung cấp, gia hạn địa chỉ IP cho các thiết bị người dùng trong hệ thống mạng doanh nghiệp.

Các DHCP Server sau khi được cấu hình tính năng Failover, các DHCP Server sẽ thực hiện việc đồng bộ (replicate) các scope và các thông tin cho nhau như DHCP Option, Reservations, Policies và Active Lease (những IP đã được cấp và đang sử dụng).

 

Bên cạnh, các DHCP Server này sẽ giao tiếp được với nhau là nhờ vào Failover Relationships. Thay vì replicate tất cả các Scope mà Primary DHCP Server có được qua cho Partner DHCP Server. Việc thực hiện Failover diễn ra trên từng scope  được chỉ định với nhau.

  • Tính năng DHCP Failover được hỗ trợ từ Windows Server 2012, Windows Server 2016, Windows Server 2019
  • DHCP Failover chỉ hỗ trợ DHCPv4.
  • DHCP Server khi được cấu hình Failover sẽ duy trì liên lạc với nhau thông qua TCP/IP.
  • Có thể cấu hình trực tiếp DHCP Failover mà không cần stop hoặc restart dịch vụ DHCP.
  • 1 Scope chỉ cho hỗ trợ tối đa 2 DHCP Server chạy Failover với nhau.
  • 1 trong 2 máy DHCP Server có thể tự động thiết lập việc replicate và synchronize cho nhau.
  • Client phải giao tiếp được cả 2 DHCP Server, có thể là trực tiếp hoặc có thể nhờ DHCP Relay.

DHCP Failover Mode

DHCP Failover hỗ trợ 2 cơ chế Failover

1- Load Balancing

  •  DHCP Server failover theo chế độ Load Balancing sẽ cùng phục vụ việc cấp địa chi IP trong mạng cho client. Mặc định tỷ lệ phục vụ cấp phát IP là 50% – 50%,có thể tùy chỉnh 70 % – 30 % tùy vào nhu cầu sử dụng trên hệ thống.
  • Thuật toán sẽ dựa trên RFC 3074, có nghĩa là địa chỉ MAC trên Card mạng thiết bị Client khi xin cấp phát IP sẽ được hash (băm). Sau đó so sánh với Hash bucket. Ví dụ cấu hình load balancing 50% – 50%, thì lúc này Hash bucket của DHCP Server 1 là từ 1 đến 128, hash bucket của DHCP Server 2 là từ 129 đến 256. Nếu hash của client nằm trong Range 1 à 128 thì DHCP Server 1 sẽ phục vụ request của client này, nếu client nằm trong 129 à 256 thì DHCP Server 2 sẽ phục vụ.
  • Về việc phân bổ địa chỉ IP trên 2 DHCP Server theo chế động Load Balacing thì dãy IP cấp phát sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm khi cấu hình. Ví dụ, trong hệ thống có một Scope cấp phát IP theo đường mạng 172.16.1.0/24, bắt đầu từ 172.16.1.1 đến 172.16.1.200 và tỷ lệ phần trăm được cấu hình là 50 % – 50 %. Thì DHCP Server 1 sẽ giữ resource IP từ 172.16.1.1 đến 172.16.1.100 và DHCP 2 sẽ giữ từ 172.16.1.101 đến 172.16.1.200. Nếu client request và được DHCP 1 thực hiện cấp phát thì địa chỉ IP sẽ bắt đầu từ 172.16.1.1, Và client request mà được DHCP 2 thực hiện cấp phát IP thì địa chỉ IP được bắt đầu từ 172.16.1.101

 

2- Hot Standby (Active – Passive)

  • Sẽ có một DHCP Server là Active và DHCP Server còn lại là standby. DHCP Server Active sẽ chịu trách nhiệm phục vụ cấp địa chỉ IP trong mạng khi client request. Server chạy standby còn lại là để dự phòng và không phục vụ, chỉ khi DHCP Server Active gặp sự cố thì DHCP standby đứng ra thay thế.
  • Một DHCP Server có thể là active của Failover Relationship 1 (Hot Standby) nhưng cũng có thể là standby của Failover Relationship 2 (Hot Standby).
  • Cấu hình Hot standby mode, có một thông số là Reserved IP address, mặc định là 5%. Thông số này có nghĩa là DHCP đóng vai trò là Standby trong hệ thống sẽ nắm giữ 5% lượng địa chỉ IP trong Scope để đảm bảo rằng có thể cung cấp cho client trong trường hợp client không liên lạc được với DHCP Active server (Có thể Active server vẫn tồn tại trong mạng nhưng vì lý do gì đó thiết bị Client không liên lạc kết nối được đến DHCP Active).
  • Thông số Maximum Client Lead Time (MCLT): thời gian mà DHCP Standby Server gia hạn IP cho client. Trường hợp này xảy ra khi client đã được cấp IP và đến lúc phải gia hạn (mặc định là 8 ngày) mà không liên lạc được với Active server, thì lúc này Standby server đứng ra thực hiện việc gia hạn cho client và áp dụng thời gian gia hạn tạm thời (MCLT) như thông số cấu hình.
  • Sau khi gia hạn cho client với một thời gian MCLT. Khi client hết hạn mà vẫn không liên lạc được với Active server, lúc này Standby server sẽ tiếp tục gia hạn IP cho thiết bị Client và không cấp IP mới cho client.

Cấu hình DHCP Failover Windows Server 2022

1 – Trên thiết bị SRV1 cài đặt dịch vụ DHCP > Khởi tạo các Scope, Scope Options cung cấp thông số địa chỉ IP cho hệ thống và đảm bảo dịch vụ đang hoạt động.

 

2 – Trên thiết bị SRV2 cài đặt dịch vụ DHCP như đã hướng dẫn. Đảm bảo chưa khởi tạo các Scope nào khác.

3 – Thực hiện cấu hình dịch vụ DHCP Failover trên SRV1
Tại Scope trên DHCP > R_click > Chọn Configure Failover … và > Chọn Next

 

4 – Tại giao diện: Specify the partner server to use for failover

Chọn đến SRV2 (vừa được cài đặt DHCP)

Nhập địa chỉ IP (SRV2) và chọn Add Server

 

5 – Tại giao diện Create a new failover relationship

Trong bài Lab sử dụng DHCP Failover với chế độ cân bằng tải cho dịch vụ DHCP 50% – 50%

  • Chọn chế độ Load Balance theo tỷ lệ cấp phát IP là 50% – 50%.

Trường hợp khi trong hệ thống có nhu cầu cấu hình Failover theo chế độ Hot Standby (Active – Passive) thì lựa chọn tại Mode sau đó chọn loại Hot Standby như hình bên dưới

 

6 – Khai báo Shared Secret Key : 123456789, sau đó chọn Next và Finish

 

7 – Đảm bảo việc đồng bộ Scope được diễn ra thành công

 

Kiểm tra kết quả thực hiện DHCP Failover

1 – Tại máy SRV2 truy cập vào Server Manager > Tools > DHCP

2 – Giao diện DHCP bung Scope1 kiểm tra đảm bảo các thông tin bên dưới được đồng bộ từ máy SRV1 đến máy SRV2:

  • Address Pool
  • Address Lease
  • Reservations
  • Scope Options

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments